Trung tâm "cổ" nối đô thị mới
UBND TP.HCM vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và tiếp nhận nguồn tài trợ của các tổ chức,ĐểnhữngcâycầukểchuyệnSàiGònxưavàphim tình cảm cấp 3 cá nhân trong nước để đầu tư xây dựng công trình cầu đi bộ qua sông Sài Gòn. Trước đó, lãnh đạo TP đã lựa chọn xong phương án thiết kế kiến trúc cầu đi bộ qua sông Sài Gòn với hình tượng lá dừa nước - hình ảnh quen thuộc của miền Nam. Cầu nằm giữa cầu Ba Son và hầm vượt sông Sài Gòn. Phía Q.1 nằm ở công viên cảng Bạch Đằng, gần phố đi bộ Nguyễn Huệ, còn phía TP.Thủ Đức đặt tại công viên bờ sông và ngoài ranh khu A, phía nam quảng trường trung tâm.
Sau 12 năm lên ý tưởng và kế hoạch, người dân TP.HCM cuối cùng cũng sắp có cây cầu đi bộ vượt sông đầu tiên, nối từ trung tâm "cổ" (cuối đường Nguyễn Huệ, giao với Tôn Đức Thắng) đến Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Theo phương án được duyệt, cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn có thác nước tuần hoàn, phù hợp với thiết kế quảng trường trung tâm Thủ Thiêm, được hội đồng tuyển chọn đánh giá là phương án độc đáo, ấn tượng, chưa trùng lắp, giản dị, có sức hút cho người dân và du khách khi đến TP.HCM. UBND TP dự kiến khởi công cầu đi bộ qua sông Sài Gòn dịp 30.4.2025 để chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước. Khi cầu hoàn thành sẽ có một không gian đi bộ trải dài từ đường Nguyễn Huệ, công viên Bến Bạch Đằng, qua cầu đi bộ và sang Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Dịp 30.4.2025 cũng là đích mà Sở GTVT TP.HCM đang hướng tới để khởi công cầu Thủ Thiêm 4 kết nối TP.Thủ Đức và Q.7. Cây cầu có điểm bắt đầu từ đường Nguyễn Văn Linh - nút cầu Tân Thuận 2, điểm cuối là đường Nguyễn Cơ Thạch - Thủ Thiêm. Tổng chiều dài toàn tuyến hơn 2,1 km với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 5.000 tỉ đồng. Hiện nay, phía "đầu cầu" Nguyễn Cơ Thạch (TP.Thủ Đức) đã hình thành khu đô thị hiện đại, khang trang. Cầu Thủ Thiêm 4 sau khi hoàn thành được kỳ vọng sẽ tạo động lực phát triển mạnh mẽ hơn nữa cho khu vực Thủ Thiêm, Thủ Đức nói riêng và TP.HCM nói chung.
Cầu nối tới đâu, Thủ Thiêm phát triển tới đó
Cùng với phê duyệt kiến trúc cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn, ý tưởng thiết kế, cải tạo không gian bờ đông sông Sài Gòn phía Khu đô thị Thủ Thiêm cũng vừa được UBND TP thống nhất theo đề xuất của Sở Quy hoạch - Kiến trúc. Đoạn bờ sông được chỉnh trang dài gần 1 km, từ cầu Ba Son đến nóc hầm Thủ Thiêm. Đối diện nơi này là công viên Bến Bạch Đằng, phố đi bộ Nguyễn Huệ. Theo kế hoạch, đoạn bờ sông hiện nhiều cây cỏ sẽ được phát quang, dọn rác, trước khi triển khai các hạng mục chỉnh trang. Phần bờ dự kiến được dọn sạch với phạm vi từ sông vào bên trong 50 m. Đoạn trước nhà thờ đến nóc hầm Thủ Thiêm dài
200 m sẽ được tận dụng rào chắn công trình kết hợp trồng tre, trúc, hình thành bức tường xanh dọc bờ sông. Các vị trí bãi bồi, khu bán ngập nước ở khu vực này sẽ lắp đặt các bè nổi trồng cây thủy sinh, với nhiều chủng loại như sen, súng, me chua đất… Đu quay cỡ lớn sẽ được lắp đặt tại khu vực nóc hầm Thủ Thiêm tạo điểm nhấn cho khu vực. Gần đó, trước nhà thờ Thủ Thiêm được bố trí các màn hình LED cỡ lớn phục vụ cổ động, tuyên truyền, tạo ánh sáng về đêm. Ngoài ra, ven bờ sông đoạn qua nóc hầm Thủ Thiêm sẽ được xây dựng cầu đi bộ với thiết kế độc đáo nhằm thu hút người dân, du khách đến vui chơi.
Đánh giá cao cách tiếp cận đồng bộ của TP.HCM khi thúc đẩy xây dựng cầu nối song song với hình thành không gian ven bờ đông sông Sài Gòn, TS Hoàng Ngọc Lan (Viện Đô thị thông minh và quản lý - Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) nhấn mạnh cầu đi bộ chỉ thật sự có ý nghĩa khi bờ đông hình thành được quảng trường Thủ Thiêm. Bởi TP.HCM đang rất thiếu không gian công cộng. Người dân gần như không có chỗ sinh hoạt công cộng nên mỗi dịp cuối tuần, lễ, tết, lượng người "đổ" về phố đi bộ Nguyễn Huệ, Bến Bạch Đằng rất đông. Nếu có cầu đi bộ nối sang phía Thủ Thiêm thì phía bên kia sông cũng phải có chỗ chơi, có không gian công cộng, tăng không gian mở. Chỉ khi đó, đôi bờ sông mới có thể thu hút được người dân và du khách, mở đô thị, tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội.
Cũng theo TS Hoàng Ngọc Lan, nếu như cầu đi bộ "gánh" nhiệm vụ mở không gian đô thị, không gian văn hóa thì các cây cầu kết nối giao thông, cho xe chạy sẽ là động lực thúc đẩy Khu đô thị Thủ Thiêm phát triển. Điển hình, TP.Thượng Hải ở Trung Quốc cũng có bối cảnh giống TP.HCM với bờ tây là bến Thượng Hải phát triển sầm uất, bờ đông là khu phố Đông hiện nay trước kia cũng chỉ là vùng đất nông nghiệp hẻo lánh như đầm lầy Thủ Thiêm gần 20 năm về trước. Chính quyền Thượng Hải khi đặt mục tiêu phát triển khu Đông thành đặc khu kinh tế cũng bắt đầu từ việc làm đồng loạt nhiều cây cầu kết nối, xây dựng hệ thống hạ tầng vững chắc. Từ đó, chỉ trong 20 năm thành lập và phát triển, Phố Đông đã tạo ra một cuộc bùng nổ và trở thành một trong những khu vực sầm uất, thịnh vượng nhất thế giới.
"Thủ Thiêm cũng đã trải qua 2 thập niên khai phá nhưng có lẽ chính hạ tầng là yếu tố hàng đầu làm giảm động lực vùng đất đầy tiềm năng này. Vì thế, cầu kết nối tới đâu, bờ đông sông Sài Gòn sẽ khai mở cơ hội lột xác, phát triển tới đó", TS Lan nhận định.
Kể chuyện lịch sử TP qua những cây cầu
Kiến trúc sư (KTS) Nguyễn Ngọc Dũng, Giám đốc Công ty V.Arichi, nhận định cầu là một bộ phận không thể tách rời của giao thông, và giao thông các loại cũng không thể tách rời đô thị. Tại VN, hầu hết các TP có được lợi thế sông nước bao quanh đều xây dựng những cây cầu bắc ngang qua sông như một điểm nhấn, một biểu tượng của vùng đất. Đơn cử như Đà Nẵng nổi tiếng với TP cầu có chủ đề, Huế có nhiều cầu di sản và mỹ thuật, Hội An có chùa Cầu nổi tiếng... Cầu bắc qua sông hay cầu cạn đã đi vào văn hóa, âm nhạc. Nhìn ra thế giới, bắc qua sông Hàn ở thủ đô Seoul của Hàn Quốc, sông Thames ở Anh hay sông Seine của Pháp… đều có hàng chục cây cầu. Mỗi cầu lại được xây ở một thời điểm khác nhau, mang kiến trúc qua từng thời đại khác nhau, chuyển tải một câu chuyện khác nhau. Ẩn sâu sau mỗi cây cầu đơn giản không chỉ là một biểu tượng kiến trúc mà còn là câu chuyện, văn hóa, mang cái hồn của đô thị.
Với TP.HCM, Thủ Thiêm từ xa xưa đã được xác định là "trái tim" của đô thị. Xét về mặt hình học, trên bản đồ thì Thủ Thiêm nằm ngay giữa TP nên trước đây vùng này được đặt là quận 2, nằm kế bên quận 1. Với vị trí và vai trò như vậy, từ cách đây hơn 10 năm khi bắt tay vào thiết kế kiến trúc cầu Thủ Thiêm, KTS Nguyễn Ngọc Dũng đã đề xuất cần phải quy hoạch 6 cây cầu kết nối đôi bờ sông Sài Gòn từ trung tâm TP qua Thủ Thiêm. Bởi "đất lành chim đậu", TP.HCM trong tương lai sẽ thu hút đến 20 - 30 triệu dân, đặt ra yêu cầu mở không gian đô thị từ trung tâm hiện hữu tới đô thị mới càng rộng càng tốt.
"Từng cây cầu xây từng thời kỳ, từng giai đoạn, kiến trúc khác nhau, hình thái khác nhau cũng sẽ kể những câu chuyện khác nhau về quá trình phát triển của TP.HCM. Cầu nối đôi bờ sông Sài Gòn sẽ tái hiện hình ảnh trên bến dưới thuyền, là kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, bao gồm cả yếu tố lịch sử, văn hóa cũng như phát triển kinh tế của TP", KTS Nguyễn Ngọc Dũng kỳ vọng.
Tại VN hiện nay gần như vẫn chưa có địa phương nào thiết lập được một hệ thống không gian công cộng ven sông đẹp, bài bản. Nếu TP.HCM làm được nguyên một hệ thống cầu kết nối công viên đôi bờ đông - tây sông Sài Gòn thì sẽ trở thành thế mạnh đô thị sông nước của TP.
TSHoàng Ngọc Lan, Viện Đô thị thông minh và quản lý -
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM